Mỗi năm, phế liệu ở Việt Nam được tạo ra rất nhiều nhưng tỷ lệ phần trăm các phế liệu đó được tái chế vân còn thấp trong khi tiềm năng kinh tế của nó mang lại không hề nhỏ. Vậy điều gì đang sự tiềm năng đó chưa thực sự bùng nổ phát triển. Bài viết dưới đây sẽ nói chi tiết vấn đề này.
Thời cơ và thách thức của ngành tái chế phế liệu
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trong khu vực với tốc độ tăng trưởng cao, dân số trẻ và đầy năng động. Theo nhiều chuyên gia đánh giá thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với ngành công nghiệp tái chế phế liệu. Tuy nhiên công nghệ xử lý của Việt Nam còn thấp nhiều công đoạn thủ công là chính và gây ô nhiễm môi trường. Nguồn phế liệu của Việt Nam hiện nay rất nhiều điển hình như việc thu mua phế liệu tại Tp. HCM, Hà Nội và các tỉnh rất nhộn nhịp, nhưng thực sự về bản chất không phải là rác được phân loại tại nguồn theo yêu cầu kỹ thuật. Phân loại rác tại nguồn là phải tách rác hữu cơ và vô cơ riêng để chúng không làm ô nhiễm cho nhau rồi sau đó mới đưa vào các nhà máy phân từng chủng loại để xử lý đúng tiêu chuẩn chất lượng. Việc phân loại ở các điểm thu mua nhỏ lẻ thực sự chưa phải là phân loại rác tại nguồn theo đúng chuẩn. Nguồn phế liệu được coi là đã phân loại sau khi được thu gom chỉ thuần túy là lọc ra các sản phẩm còn dùng được và có thể bán cho cơ sở tái chế.

Hiện tại các ngành như sản xuất bao bì, giấy, nhựa plastic đều có nhu cầu rất lớn nhưng phần nhiều đều bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu phế liệu đã được phân loại. Điều mà các điểm thu mua sắt phế liệu được thu mua ở Việt Nam chưa làm được.Để các doanh nghiệp có thể giảm được giá thành sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài khác thì cần có nguồn nguyên liệu tốt và giá rẻ. Thay vì nhập nguyên liệu với giá cao gấp nhiều lần, Việt Nam nên thực hiện triệt để việc phân loại và thu gom phế liệu tại nguồn để tái chế đúng chuẩn tạo ra nguyên liệu giá rẻ so với việc hập khẩu mà chất lượng nguyên liệu không thu kém gì hàng nhập khẩu.
Trước đây, cả hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đều đã có kế hoạch và triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tiến hành triển khai đại trà. Thế nên để thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm và giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lương thì ngành công nghiệp tái chế phế liệu của Việt Nam cần được đẩy mạnh để tăng trưởng. Cần thực hiện quyết liệt các chương trình, giải pháp phân loại rác tại nguồn. Hơn nữa cần nghiêm mình với các chế tài xử phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác cần khuyến khích, khen thưởng câc gia đình, các cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc thu gom phế liệu tái chế và bảo vệ môi trường.